028 6272 4334

Ý nghĩa của chỉ số SPF và PA

Chia sẻ
1.7/5 - (6 bình chọn)
SPF là số đo tính hiệu quả của kem chống nắng trong việc bảo vệ da khỏi tia UVB – một loại tia tử ngoại làm da cháy nắng và có thể gây ung thư da. Chỉ số SPF của kem chống nắng cũng cho biết liệu da có thể phơi ngoài nắng trong bao lâu mà không bị cháy nắng khi dùng kem chống nắng đó.
Hình: www.badgerbalm.com
Ý nghĩa cụ thể của các chỉ số SPF phổ biến:
SPF 15: độ bảo vệ đạt 93%, tức là để lọt 7 photon  của UVB tiếp xúc với da.
SPF 30: độ bảo vệ đạt 97%, tức là để lọt 3 photon của UVB sáng tiếp xúc với da.
SPF 50: độ bảo vệ đạt 98%, tức là để lọt 2 photon của UVB tiếp xúc với da.
Chúng ta có thể thấy rằng mức độ bảo vệ của các chỉ số SPF trên không khác biệt nhiều. Do đó, nếu kem chống nắng có SPF càng cao được ghi trên nhãn (75 hoặc 100) thì không có nghĩa là hiệu quả chống nắng của nó càng cao.
Nếu nhãn của kem chống nắng có ghi thêm dấu cộng (+) sau chỉ số SPF thí nó có nghĩa là sản phẩm đó có độ chống nắng nhiều hơn. Ví dụ, SPF 50+ nghĩa là mức độ bảo vệ cao hơn SPF 50.
Nếu dùng kem chống nắng có SPF 15 thì da của người dùng sẽ được bảo vệ trong thời gian gấp 15 lần thời gian chịu đựng của da trước ánh nắng. Nếu da thường bị cháy nắng sau 10 phút phơi nắng thì kem chống nắng đó có thể bảo vệ da trong khoảng 150 phút. Tương tự, kem chống nắng có SPF 30 có thể bảo vệ da trong thời gian gấp 30 lần thời gian da có thể chịu đựng ánh nắng, còn SPF 50 là 50 lần.
Các chuyên gia khuyên rằng, để có sự bảo vệ tốt nhất, người dùng nên bôi kem chống nắng có SPF 15 lên da với lượng 2mg/cm2 (khoảng 28g lên toàn bộ cơ thể) và bôi lại sau mỗi 2 giờ. Nếu chỉ bôi một lượng bằng ¼ hoặc ½ lượng được khuyến nghị thì hiệu quả đạt được chỉ bằng căn bậc hai của chỉ số SPF. Ví dụ, nếu bôi kem chống nắng có SPF 30 với một lượng bằng một nửa lượng được khuyến nghị thì hiệu quả đạt được chỉ tương đương SPF 5,5 mà thôi.
PA
PA là chỉ số xác định mức độ bảo vệ da khỏi tia UVA của kem chống nắng. Chỉ số này được Hiệp hội Mỹ phẩm Nhật Bản (Japan Cosmetic Industry Association) giới thiệu năm 1996 dựa vào phương pháp PPD (Persistent Pigment Darkening) – phương pháp đo mức độ tăng sắc tố của da sau 2 hoặc 3 giờ tiếp xúc UVA. Khi da phơi nắng lâu, tia UVA có thể kích thích sự phát triển của các đốm trên da và làm da lão hóa nhanh.
Nếu da bôi kem chống nắng có PPD bằng 10 thì mức độ an toàn của da trước UVA sẽ gấp 10 lần mức độ của da không bôi.
Mối liên hệ giữa PA và PPD
Kem chống nắng được khuyến nghị cần có chỉ số PPD bằng 1/3 SPF (mức tối thiểu).
Chỉ số PA không được công nhận rộng rãi tại một số nước vì các nhà khoa học không nhất trí về cách kiểm nghiệm và ý nghĩa của nó.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
What is SPF suncreen?, www.badgerbalm.com
UVA protection, www.thaicosmetic.org
Japan PA system for UVA protection revised, www.ratzillacosme.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *